Có nên nhường đường cho những người có ý định vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ,ịdọađánhvìkhôngnhườngđườngchongườivượtđènđỏnấm leo vỉa hè, chạy ngược chiều? Đó là câu hỏi mà tác giả bài viết "Tôi ân hận vì nhường đường cho cô gái vượt đèn đỏ" cũng như nhiều người Việt trăn trở mỗi khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Thực tế, có không ít vụ việc người đi xe máy bị chửi bới, đe dọa, thậm chí hành hung chỉ vì không chịu thỏa hiệp, nhường đường cho những cá nhân vi phạm giao thông.
Từng rơi vào tình cảnh trớ trêu khi bị dọa đánh vì cản đường người vi phạm giao thông, độc giả Lqkchia sẻ: "Dừng đèn đỏ đúng luật nhưng nếu không nhường đường cho người khác, nhiều khi bạn còn bị xỉa xói, chửi bới. Bữa trước, chính tôi cũng bị một vị phụ huynh đèo con nhỏ bằng xe máy bấm còi inh ỏi và nói móc méo, chửi bới vì không chịu nhường cho họ phóng lên vỉa hè. Sau khi đèn bật xanh, tôi mới nhích xe chạy đi, nhưng người kia vẫn hổ báo phóng lên lề để vượt lên và quay lại đe dọa như muốn đánh tôi".
Đồng cảm với tâm trạng lo lắng khi đối đầu với người vi phạm giao thông, bạn đọc Đức Liêmthừa nhận: "Tôi từng dừng chờ đèn đỏ ở chỗ cấm rẽ phải nhưng bị người ta đòi đánh vì không chịu nhường qua một bên để họ vượt qua. Nhiều khi ra đường có những chuyện vô cùng áp lực dù bản thân mình đi hoàn toàn đúng luật".
"Tôi cũng từng không nhường đường cho một người đi xe máy ở đằng sau vượt đèn đỏ. Nhưng sau đó tôi bị họ trả thù bằng cách cố tình quệt vào xe khiến tôi ngã nhà ra đường. May mà lần ấy tôi không bị thương quá nặng", độc giả Dungnói thêm.
Tuy vậy, không phải ai cũng chịu thỏa hiệpvới những cá nhân coi thường pháp luật. Bạn đọc Phan Anh Tuannêu quan điểm: "Tôi không bao giờ nhường đường cho người khác vượt đèn đỏ, bởi làm thế là cổ xúy cho hành động thiếu ý thức. Tôi để mặc cho họ bấm còi, chửi bới, chỉ khi nào đèn chuyển xanh tôi mới cho xe lăn bánh. Tôi cho rằng, ai muốn chửi thì 'tai sát miệng' họ tự mà nghe. Nhưng phải nói là rất nhiều người lái xe ở Việt Nam thiếu ý thức, đèo con nhỏ mà vẫn vượt đèn như chỗ không người".
Cùng chung suy nghĩ, độc giả Minh Hiếucương quyết đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực: "Khi đi xe máy, tôi chưa bao giờ nhường đường nếu như không có tín hiệu đèn xanh dành cho người rẽ phải. Tôi thường chủ động dừng xe gọn gàng và chừa một lối đi cho người khác. Ngoài ra, ai có ý định vi phạm luật tôi kiên quyết không nhường đường. Tôi không thể đáp ứng nhu cầu vi phạm của họ để rồi bản cũng phải phạm lỗi lấn vạch được".
>> 'Việt Nam cần lắp đặt rất nhiều biển báo giao thông Stop'
Nói về ý thức tham gia giao thông của phần đông người Việt, đã từng có không ít ý kiến phàn nàn khi tình trạng người đi xe máy lấn làn, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, leo vỉa hè, đi ngược chiều... diễn ra như cơm bữa mỗi ngày. Bạn đọc Thất Tinh Tinhbức xúc: "Ý thức tham gia giao thông của người Việt thực sự kém. Người đi bộ dàn hàng lấn đường, qua đường không đúng vạch kẻ.
Người đi xe máy lại càng ẩu, nhiều người đi như kiểu đường này của riêng mình. Họ nhìn đủ thứ, nhìn trời, nhìn nhà bên đường, nhìn trai xinh gái đẹp, nhìn điện thoại, chỉ trừ nhìn đường. Tôi đi khá từ từ, sát lề đường bên phải, người khác muốn vượt thì theo luật phải vượt bên trái, vì làn đường ngoài rộng rãi. Nhưng không, họ thản nhiên chen vào bên phải, tạt đầu xe tôi.
Ô tô cũng chẳng khá hơn là bao vì nhiều người mang nguyên thói quen đi xe máy lên ôtô. Họ không xi nhan hoặc xi nhan phải nhưng rẽ trái, bấm còi inh ỏi trong khi phía trước đường đang kẹt. Có người leo lên xe và lái theo bản năng còn đằng sau thần chết dí tới".
Làm gì để hạn chế tình trạng vi phạm giao thông ở Việt Nam? Độc giả Andrewnhấn mạnh: "Với xe máy, trừ khi có những vụ tai nạn cực kỳ nghiêm trọng dẫn đến làm người khác tử vong thì may ra người ta mới phải chịu hậu quả. Còn phần lớn người Việt đi ẩu, đi sai, điều khiển xe mà không có bằng lái và hầu như không phải chịu hậu quả gì. Chúng ta không có biện pháp nào để kiểm soát được toàn bộ những các nhân như vật cả. Dó đó, cần có những chế tài và luật cực kỳ nghiêm thì may ra họ mới nghiêm chỉnh chấp hành".
"Thiết nghĩ bằng lái xe máy A1, A2 cũng nên có thời hạn 10 năm như đối với bằng lái ôtô vậy. Đó là cách vừa để kiểm tra xem cá nhân đó có đủ sức khỏe tinh thần và thể chất để lái xe không, vừa để người đó ôn lại các kiến thức giao thông mà có thể trong chục năm vừa rồi đã quên... Sẽ có nhiều người phản đối, bảo rườm rà không cần thiết, nhưng hãy nghĩ tới sức khỏe và tính mạng của bạn, của bố mẹ, con cái và những người thân yêu của bạn", bạn đọc Cho Maygợi ý.
Thành Lêtổng hợp
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.